Bệnh viên da liễu Thanh Hóa - 195 / đường Hải Thượng Lãn Ông - P. Quảng Thắng - TP. Thanh Hóa.

  • VIÊM DA DO THIẾU KẼM

( Nguồn viện Da liễu TW)

* CA LÂM SÀNG:

BN nam 8 tháng

- Biểu hiện da dát đỏ, trợt bề mặt có vảy da, vảy tiết ở: quanh sinh dục, quanh miệng, đầu chi.

- Tiêu chảy 3-4 lần/ngày /1 tháng.

-  Phát triển thể chất và tinh thần bình thường.

- Bú sữa mẹ đến khi 2 tháng.

— Lần khám 1

Viêm da cơ địa, điều trị corticoid, thương tổn không giảm.

— Lần khám 2

Viêm da thiếu kẽm, uống lại kẽm gluconate  trong 11 ngày, thương tổn hết, ngừng thuốc

— Lần khám 3

- Sau 3 tuần ngừng uống thương tổn tiến triển. Hướng tới chẩn đoán Thiếu kẽm bẩm sinh:

- Nồng độ kẽm huyết thanh 18,8 mg/dL (bình thường 66-110 mg/dL)

- Điều trị lại kẽm gluconate 3mg/kg/day

- Thương tổn hết, nồng độ kẽm huyết thanh tăng 90,1 mg/dL

ĐẠI CƯƠNG VỀ KẼM TRONG CƠ THỂ

— Là một vi khoáng nhiều thứ 2 sau sắt, người trưởng thành chứa khoảng 1,5-2,5g kẽm,

—  Khoảng 90% kẽm tập trung ở cơ và xương

— Trên 95% kẽm của cơ thể gắn với các metalloenzym (MT) của tế bào và màng tế bào.

—  Kẽm huyết tương chiếm 0,1%  lượng kẽm trong cơ thể; thay đổi rất nhanh tuỳ theo tình trạng sinh lý và lượng kẽm trong thức ăn.

— Trên 80% kẽm trong máu được tập trung trong các tế bào máu. HC người có khoảng 1mg kẽm/106 tế bào và BC có khoảng 6mg kẽm/106 tế bào.

CHỨC NĂNG SINH HỌC

— Hoạt động của các enzym: Kẽm tham gia vào thành phần của trên 100 enzym. Kẽm là chất xúc tác không thể thiếu được của ARN-polymerase, có vai trò quan trọng trong nhân bản ADN và tổng hợp protein.

— Điều hoà kiểu gen:  Các ngón tay kẽm có vai trò điều hoà CT và CN protein, AND, và các thụ thể màng tế bào.

— Kẽm tập trung nhiều ở hệ TKTW, chiếm 1,5% tổng lượng kẽm trong cơ thể.

— Hoạt động của một số hormon: Kẽm giúp tăng cường TH FSH và testosterol, tăng chuyển hoá glucose của insulin.

— Miễn dịch: Thiếu kẽm làm giảm phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch, bao gồm cả tế bào T, B và đại thực bào.

— Kẽm và vitamin A: Kẽm cần thiết để tổng hợp men retinal dehydrogenase.

HẤP THU VÀ BÀI TIẾT KẼM

— Lượng kẽm được hấp thu khoảng 5mg/ngày.

—  Kẽm được hấp thu chủ yếu tại tá và hỗng tràng, hồi tràng.

— Tại tá tràng, 40-70% lượng kẽm được hấp thu vào trong cơ thể.

— Trong điều kiện chuẩn, tỷ lệ hấp thu kẽm vào khoảng 33%.

— Hấp thu kẽm phụ thuộc nhiều vào các  yếu tố: số lượng và dạng kẽm, các chất gây ức chế hấp thu (Fe, Phytate, ..), tình trạng sinh lý.(có thai, cho con bú, sinh non...)

— Tương tác kẽm và sắt: Nếu bổ sung cả sắt và kẽm cùng lúc thì hấp thu kẽm có thể giảm. Tỷ lệ sắt/kẽm phù hợp nhất để hạn chế sự ức chế hấp thu này  là < 2:1.

THIẾU KẼM VÀ BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

—        Lười ăn

—        Chậm phát triển thể lực

—         Giảm khả năng miễn dịch, tổn thương da niêm mạc

—        Giảm khả năng phát dục, sinh sản .

—        Bệnh lý mắt

LÂM SÀNG VỀ BỆNH DA DO THIẾU KẼM

12


 
   

LÂM SÀNG BỆNH DA DO THIẾU KẼM

KẾT NỐI CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK

Địa chỉ: 195 Đường Hải Thượng Lãn Ông - P. Quảng Thắng - TP. Thanh Hóa. Hotline: 0966.861.12.12. Tel: 0373.950.302


Copyright © Bệnh viện da liễu Thanh Hóa. Powered by Công Ty Thiết Kế Website tại Thanh Hóa - www.ADTechJSC.com