ĐIỀU TRỊ RẠN DA - KỸ THUẬT ĐANG TRIỂN KHAI
Vì sao bà bầu lại bị rạn?
Vết rạn da là những vết nứt trên da, thường xuất hiện ở vùng bụng dưới vào chu kỳ cuối của thai kỳ, khi da phải căng ra để thích hợp với kích thước lớn của bào thai. Một số thai phụ còn bị rạn da ở vùng đùi, mông và ngực.
Vết rạn da gây ra do sự thay đổi độ đàn hồi của lớp mô nằm dưới da. Lúc đầu chúng màu hồng, rồi chuyển sang nâu đỏ, tím hay nâu đậm tùy màu da của bạn.
Làm sao biết rằng bạn sẽ bị rạn da?
Thật khó để tiên đoán ai sẽ bị rạn da nhưng hơn nửa số phụ nữ mang thai đều bị rạn da. Cũng không thật rõ tại sao người này bị rạn còn người kia thì không. Nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố di truyền đóng vai trò lớn. Nếu mẹ hay chị em gái của bạn bị rạn da khi sinh thì bạn cũng sẽ bị.
Việc bạn bị rạn da hay không còn phụ thuộc vào mức độ tăng cân của bạn khi mang thai. “Da có độ đàn hồi cao nhưng mức độ tăng cân khi mang thai thuộc vào loại khá căng thẳng cho da. Đôi khi da không thể kham nổi”– giảng viên ngành da liễu của đại học Harvard Alexa Boer Kimball cho biết. Bởi vì vậy mà bạn sẽ dễ có vết rạn nếu bạn:
– Tăng cân quá nhanh
– Mang thai song sinh hay sinh ba
– Mang thai một em bé lớn
– Bạn có nhiều nước ối
Làm gì để ngăn ngừa rạn da?
Tăng cân trong ngưỡng vừa phải, trong đa số trường hợp là 12 – 15kg, và tăng ký chậm có thể làm giảm nguy cơ bị rạn da.
Ngay từ tháng thứ 4-5 của thai kì, bạn nên bôi TINH DẦU DỪA NGUYÊN CHẤT. Với các mẹ có cơ địa bị rạn, bôi dầu dừa nguyên chất không có tác dụng giúp các mẹ hoàn toàn không rạn da, nhưng nó hữu hiệu trong việc tăng độ đàn hồi cho da, giúp các vết rạn nhanh chóng mờ đi và giảm đáng kể tình trạng rạn cho da.
Cách sử dụng dầu rạn:
- Massage và nên bôi kèm nghệ thâm
– Ngày bôi từ 1 – 2 lần
Biên tập: Ths. Lương Đức Diễn - BVDLTH